Tin tức thị trường

Rà soát vướng mắc pháp luật qua thực tiễn hoạt động doanh nghiệp

Vneconomy
· 9 giờ trước
Bất cập, vướng mắc không chỉ xuất phát từ nội dung quy định pháp luật mà còn nằm ở cả khâu tổ chức thực thi pháp luật. Không ít quy định pháp luật tuy đã được ban hành đầy đủ nhưng việc triển khai áp dụng lại chưa đồng bộ, thiếu nhất quán giữa các cấp, các ngành… 

Ngày 17/7, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội thảo phản ánh khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp và đề xuất phương án xử lý.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú khẳng định việc tổ chức hội thảo không chỉ thể hiện tinh thần cầu thị mà còn là minh chứng cho quyết tâm mạnh mẽ của Bộ Tư pháp trong việc đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp “đầu tàu” của nền kinh tế.

Thứ trưởng nhấn mạnh những khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật nếu không được kịp thời tháo gỡ sẽ trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay và hai con số trong các năm tiếp theo.

Phát biểu tại hội thảo, Đại tá Phan Thị Loan, Trưởng Ban Pháp chế Tập đoàn Viettel đã nêu những khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật qua hoạt động thực tiễn, đồng thời cho hay vẫn còn nhiều quy định của văn bản quy phạm pháp luật không rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến khó khăn trong áp dụng, thực hiện pháp luật.

Chẳng hạn hiện nay, Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn không có định nghĩa về "mục tiêu chính" cũng như cách xác định "mục tiêu chính" của dự án đầu tư ra nước ngoài, không có hướng dẫn cụ thể trong trường hợp dự án đầu tư ra nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài trước ngày Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực (01/01/2021) mà chưa thực hiện xác định, phân chia rõ "mục tiêu chính" và "mục tiêu không phải là mục tiêu chính" trong giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài thì khi nhà đầu tư triển khai mục tiêu mới sẽ phải làm những gì, trình tự, thủ tục như thế nào...

Ông Đỗ Chí Thanh, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia Việt Nam (PVN), chỉ rõ một số quy định ở các lĩnh vực trọng yếu có ảnh hưởng đến PVN như: quy định về quản trị doanh nghiệp xác định hoạt động dầu khí, quy trình mua bán điện với đối tác nước ngoài, ký quỹ đối với dự án doanh nghiệp nhà nước được giao thực hiện đầu tư, đánh giá tác động động môi trường đối với dự án dầu khí, thẩm quyền giao dịch với người có liên quan trong pháp luật về chứng khoán… còn tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu sự liên thông giữa các luật và văn bản dưới luật.

Qua đó, ông Đỗ Chí Thanh kiến nghị cần sớm có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về tiêu chuẩn, thủ tục, thẩm quyền trong các lĩnh vực đầu tư, quản trị doanh nghiệp, chuyển giao dự án để doanh nghiệp chủ động triển khai dự án, giảm rủi ro tranh chấp pháp lý. 

Bên cạnh đó, cần xây dựng, hoàn thiện khung chính sách ưu đãi đặc thù cho các lĩnh vực mới, ngành nghề trọng điểm (dầu khí phi truyền thống, LNG, hydrogen, năng lượng tái tạo…), tạo động lực cho doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh. 

Ông Trần Phong Lãm, Giám đốc Khối Chính phủ FPT IS, Tập đoàn FPT, cho biết hiện nay, tình trạng luật có hiệu lực nhưng thiếu văn bản hướng dẫn thi hành, gây lúng túng cho các chủ đầu tư.

Điển hình là Luật Đấu thầu (sửa đổi) được Quốc hội thông qua theo Luật số 90/2025/QH15 mới đây, nhưng đến nay vẫn chưa có nghị định, thông tư hướng dẫn, khiến nhiều đơn vị không biết cách triển khai hoặc phải tạm dừng dự án.

Vì vậy, ông Lãm đề xuất cần đồng thời ban hành luật và văn bản hướng dẫn hoặc ít nhất phải có “độ trễ” hợp lý, trên cơ sở đánh giá tác động đầy đủ trước khi luật có hiệu lực, để tránh sự “vênh” giữa luật và thực tiễn thi hành.

Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú nhận định từ các ý kiến phản ánh từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, có thể thấy rằng nhiều bất cập, vướng mắc được các doanh nghiệp phản ánh không chỉ xuất phát từ nội dung quy định pháp luật mà còn nằm ở cả khâu tổ chức thực thi pháp luật.

Không ít quy định pháp luật tuy đã được ban hành đầy đủ nhưng việc triển khai áp dụng lại chưa đồng bộ, thiếu nhất quán giữa các cấp, các ngành… 

Do vậy, cùng với việc rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật, bản thân khâu tổ chức thực thi pháp luật cũng cần tiếp tục được nghiên cứu để cải thiện.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú đề nghị sau hội thảo, các tập đoàn, doanh nghiệp rà soát, chọn lọc các kiến nghị để gửi lại Bộ Tư pháp qua Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý hoặc qua Cổng Pháp luật quốc gia trong tuần này để Bộ Tư pháp kịp thời tổng hợp vào báo cáo.

-Như Nguyệt

]]>

Thông tin quan trọng cần biết

Công ty Cổ phần Chứng khoán CV (CVS) là công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán số 105/UBCK-GP ngày 25/03/2009 của UBCKNN; Giấy phép điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán mới nhất số 29/GPĐC-UBCK ngày 10/05/2024 của UBCKNN. Công ty có trụ sở chính tại Tầng 2, Tòa nhà IMV, số 87 Hoàng Văn Thái, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang Web CVS phục vụ cho mục đích cung cấp thông tin, dịch vụ cho người sử dụng, không nhằm mục chào mời mua hay bán; hay dự định chào mua hay bán bất cứ sản phẩm tài chính, chứng khoán hay công cụ tài chính, hoặc để tham gia vào bất cứ giao dịch cụ thể nào mà những lời chào mời hay gợi ý, hay giao dịch đó có thể là bất hợp pháp. Việc sử dụng thông tin có được từ Trang Web CVS để thực hiện đầu tư là thuộc ý chí riêng và thuộc toàn quyền quyết định của người sử dụng; và CVS, trong bất kỳ trường hợp nào, không có trách nhiệm pháp lý với việc sử dụng thông tin của người sử dụng.

Copyright © 2023 CV Securities Corporation - All Rights Reserved CVS